11 phong tục kỳ quái gây ngạc nhiên trên khắp thế giới
Thứ Tư, ngày 12/08/2020 01:00 AM (GMT+7)
Thế giới được làm giàu với hàng nghìn nền văn hóa khác nhau kể từ buổi bình minh của nền văn minh. Một khía cạnh quan trọng của bất kỳ nền văn hóa nào chính là những quy tắc, nghi thức. Dưới đây là 11 phong tục đáng kinh ngạc trên khắp thế giới sẽ khiến bạn cực kỳ ngạc nhiên.
Hôn ở Pháp
Khá nhiều nền văn hóa có những nghi thức cụ thể để chào hỏi. Các nền văn hóa Mỹ Latinh và các nền văn hóa lãng mạn có chung phong tục hôn lên má những người thân yêu và những người mới quen như một hình thức chào. Tuy nhiên, người Pháp đã đưa điều này lên một tầm cao mới với số lượng và các sắc thái liên quan đến nghi lễ hôn của họ. Ví dụ như nụ hôn dành cho nam giới khác với phụ nữ hoặc số nụ hôn cần thiết để hoàn thành lời chào thay đổi theo từng vùng...
Khạc nhổ vào cô dâu trong đám cưới ở Hy Lạp
Khạc nhổ trong văn hóa Hy Lạp là một loại bùa may mắn được cho là giúp xua đuổi ma quỷ. Ngày nay, người ta không nhổ vào cô dâu mới cưới nữa. Thay vào đó, nó đã phát triển thành một hành động mang tính biểu tượng hơn như khách chủ yếu thốt lên “ftou ftou ftou”. Người Hy Lạp cũng làm điều này vào những dịp đặc biệt khác, bao gồm cả lễ rửa tội để thừa nhận vẻ đẹp và sức khỏe tốt của em bé. Khạc nhổ thậm chí có thể được thực hiện như một biện pháp để xua đuổi ma quỷ trong đời sống hằng ngày.
Ngày 12/9 là Ngày thụ thai ở Nga
Các nền văn hóa thường tiếp cận tình dục, hôn nhân và sinh sản theo những cách độc đáo riêng. Tuy nhiên, người Nga gây ấn tượng nhất với "Ngày thụ thai". Hiện tượng này xuất hiện là do tỷ lệ sinh của nước ngày giảm cùng với mất cân bằng giới tính và tuổi thọ của nam giới Nga ngắn đến mức đáng báo động. Vì vậy, chính phủ đã thiết lập một ngày lễ chỉ để cho các cặp vợ chồng nghỉ làm để làm "chuyện ấy" với hy vọng rằng người vợ sẽ mang thai. Các bậc cha mẹ có con sinh ra đúng 9 tháng sau đó thậm chí có thể giành được giải thưởng vì đã giúp duy trì dòng máu Nga.
Ngày lễ Groundhog, Mỹ
Mặc dù Mỹ là một quốc gia còn khá mới, nhưng nó đã tồn tại đủ lâu để phát triển một ngày lễ kỳ lạ được gọi là Ngày lễ Groundhog. Kể từ năm 1887, vào ngày 2/2, cả nước kiên nhẫn chờ đợi xem groundhog mang tên Punxsutawney Phil, dù chỉ là cái bóng. Nếu thấy hình bóng con vật ấy xuất hiện nghĩa là mùa đông sẽ kéo dài thêm 6 tuần nữa.
Tiền boa ở Mỹ
Một phong tục kỳ lạ khác ở Mỹ là văn hóa tiền boa. Không giống như nhiều quốc gia khác có thể không boa chút nào hoặc chỉ boa một số tiền nhỏ khi đồ ăn đặc biệt ngon, tiền boa là điều bắt buộc tại hầu hết các nhà hàng ở Mỹ. Trên thực tế, khách hàng ở Mỹ thường chi thêm khoản tiền boa tương đương 10-20% giá trị hóa đơn. Thu nhập của nhân viên phục vụ ở Mỹ chủ yếu dựa vào khoản tiền boa này vì mức lương chính thức cho bồi bàn rất thấp. Hơn nữa, người ta còn đặt ra các quy tắc cho chia tiền boa cho người giao hàng và các nhân viên phục vụ khác. Mặc dù một số người chỉ trích cách làm này là không hợp lý, nhưng chắc chắn văn hóa tiền boa ở Mỹ đã tạo động lực cho những người phục vụ cung cấp dịch vụ tốt hơn.
Dạo chơi trong nghĩa trang ở Đan Mạch
Trong khi các nghĩa trang là địa điểm của của những câu chuyện ma quái ở nhiều quốc gia thì điều này lại không đúng ở Đan Mạch. Rất nhiều người thích đi chơi trong nghĩa trang, những nghĩa trang này được chăm sóc và bài trí rất đẹp để cho người dân địa phương đến thư giãn vào dịp cuối tuần.
Chỉ bằng ngón tay cái ở Malaysia
Một số quốc gia cho rằng, hành động chỉ tay bằng ngón trỏ là thô bạo và thô lỗ. Với nhiều nền văn hóa, hành động chỉ tay là điều hết sức bình thường thì ở các quốc gia như Malaysia và Indonesia, cử chỉ này có thể bị coi là vô cùng phản cảm. Thay vào đó, bạn có thể dùng ngón tay cái để ra hiệu đối với mọi thứ vì đây được coi là một lựa chọn lịch sự hơn. Ở nhiều nước châu Phi, việc chỉ tay chỉ dành cho những vật vô tri, không phải người.
Xì xụp húp ở Nhật Bản
Hầu hết các nền văn hóa trên thế giới đều có quy định bất thành văn về việc ăn uống. Đối với các nền văn hóa phương Tây, việc ăn thức ăn một cách ồn ào được coi là thô lỗ. Tuy nhiên, ở Nhật Bản, việc tạo ra âm thanh xì xụp trong khi ăn lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác. Điều này có thể liên quan đến thực tế là ở các nước phương Tây, mì được ăn đúng cách bằng cách xoay chúng trên thìa trước khi đưa vào miệng. Trong khi đó, người Nhật chỉ cần húp mì mà không cần trộn trước, một hành động tự nhiên ồn ào hơn. Tạo ra âm thanh húp xì xụp khi ăn mì ở Nhật Bản là một cách thể hiện rằng bạn thực sự thích chúng. Một số nhà khoa học thậm chí còn lập luận rằng, việc húp sẽ "mời" không khí vào vòm miệng và thực sự làm tăng hương vị của món mì.
Quỳ gối hoặc nằm phủ phục để chào ở Nigeria
Đối với các thành viên của người Yoruba, một nhóm dân tộc phần lớn cư trú ở Nigeria, nghi lễ chào hỏi được thực hiện khá nghiêm túc. Khi gặp một người lớn tuổi, các thanh niên Yoruba sẽ quỳ xuống để chào. Cụ thể hơn, phụ nữ quỳ gối khi chào, còn đàn ông thường nằm sấp. Những cử chỉ này thể hiện sự tôn trọng đối với người lớn tuổi trong cộng đồng. Điều thú vị là phong tục này phân biệt dân tộc Yoruba với các nhóm dân tộc khác ở Nigeria, bao gồm cả người Bini và người Kalabari.
Sử dụng tay phải để làm mọi việc
Ở một số quốc gia, việc sử dụng tay trái để ăn uống hoặc các hoạt động khác được coi là khá thô lỗ và xúc phạm bởi thông thường, người ta dùng tay trái để lau rửa sau khi đi vệ sinh và do đó, nó bị coi là bẩn. Quan nhiệm này thường thấy ở các quốc gia Trung Đông, Sri Lanka, Ấn Độ và một số khu vực của châu Phi. Để an toàn, hãy luôn sử dụng tay phải để chào hỏi, xử lý hàng hóa, đổi tiền và tất nhiên để ăn ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.
Nguồn: https://baogiaothong.vn/11-phong-tuc-ky-quai-gay-ngac-nhien-tren-khap-the-gioi-d475514.htmlNguồn: https://baogiaothong.vn/11-phong-tuc-ky-quai-gay-ngac-nhien-tren-khap-the-gioi-d475514.html
Nhiều truyền thống đám cưới và những nghi thức rất độc đáo mà chỉ tồn tại ở một số quốc gia.
No comments